Cách tính công suất khi thuê hoặc mua máy phát điện
Nguồn điện dự phòng trong những năm gần đây đã trở thành một mối quan tâm lớn khi tính ổn định của nguồn điện lưới không thường xuyên được đảm bảo. Có thể không cần thiết mọi vật dụng trong nhà bạn phải luôn luôn được cung cấp điện năng, nhưng nguồn điện cung cấp cho các thiết bị như máy làm đá, tủ lạnh, lò sưởi và điều hòa không khí trở nên cần thiết khi mất điện lưới. Có một đèn chiếu sáng vào ban đêm khi bị cúp điện cũng trở nên hữu ích hơn. Khi lựa chọn máy phát điện, ngoài chuẩn bị nguồn tài chính ra thì việc tính toán đúng công suất rất quan trọng nhằm tránh quá tải (nếu chọn công suất máy nhỏ hơn công suất tải) hay lãng phí (Nếu chọn công suất máy lớn hơn nhiều công suất tải).
Chúng tôi xin có một vài hướng dẫn nhỏ để các bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn công suất máy phát điện cho phù hợp.
I. Lập danh sách tất cả các thiết bị cần được cung cấp nguồn điện trong quá trình mất điện lưới.
Bao gồm những thiết bị y tế, tủ lạnh, máy đông lạnh, lò sưởi, điều hòa không khí, ti vi hoặc đài, bơm nước thải, đèn chiếu sáng cho mỗi phòng và bất kỳ thiết bị điện khác cần thiết được cung cấp điện năng khi nguồn điện bị cúp.
II. Tìm mức công suất tiêu thụ điện yêu cầu của mỗi thiết bị ấy.
Chúng được ghi trên nhãn mác thiết bị hoặc các tài liệu đi kèm thiết bị như tài liệu hướng dẫn sử dụng.
Các mức công suất tiêu thụ điện của thiết bị thường được ghi theo các đơn vị là W, kW hoặc VA.
Một số các thiết bị cũ có thể ghi công suất tiêu thụ điện dưới dạng điện áp và ampe, trong trường hợp này nhân V với ampe để quy đổi thành đơn vị W.
Một số thiết bị sử dụng nhiều điện năng khi chúng khởi động.
Tìm công suất tiêu thụ điện năng tăng thêm này bằng cách liên hệ với nhà sản xuất thiết bị hoặc tra cứu danh sách công suất tiêu thụ điện trung bình khi khởi động của mỗi thiết bị.
III. Tính tổng công suất tải thực của tất cả các thiết bị.
Tính bằng (kW), sau đó quy đổi ra công suất biểu kiến (kVA) tương ứng các hệ số công suất với các thiết bị tải như sau:
1. Lập bảng tính công suất biểu kiến kVA
Điện áp 220/380V, tần số 50 Hz
Thứ tự khởi động |
Loại tải và công suất (kW) |
Hệ số công suất |
Kiểu khởi động |
Hệ số dòng khởi động |
Dòng điện danh nghĩa (A) |
Tổng dòng điện danh nghĩa (A) |
Dòng khởi động (A) |
Tổng dòng khởi động (A) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
1 |
Mô tơ 10kW |
0.8 |
trực tiếp |
7 |
19 |
19 |
133 |
133 |
2 |
Mô tơ 50kW |
0.8 |
sao/tamgiác |
3.5 |
95 |
114 |
332 |
351 |
3 |
Đèn 20kW |
0.4 |
trực tiếp |
1.5 |
76 |
190 |
114 |
228 |
4 |
Điện trở 15kW |
1.0 |
trực tiếp |
1.2 |
23 |
43 |
28 |
218 |
.... |
.... |
.... |
.... |
.... |
.... |
.... |
.... |
.... |
6 |
Khác 30kW |
0.8 |
trực tiếp |
1.5 |
57 |
270 |
86 |
299 |
Trong đó:
+ Dòng điện danh nghĩa (6) = công suất (2) x 1000/ cosphi (3) x 3 x 220
+ Dòng điện khởi động (8) = dòng điện danh nghĩa(6) x hệ số khởi động (4)
Theo bảng tính ta có:
+ Tổng dòng điện danh nghĩa lớn nhất là: 270A
+ Tổng dòng điện khởi động lớn nhất là: 351A
+ Vậy công suất biểu kiến theo dòng điện lớn nhất là: 351 x 3 x 220 / 1000 = 231kVA
Chú ý:
+ Thứ tự đóng tải các mô tả công suất lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn công suất biểu kiến kVA
+ Xét về mặt lợi ích cho máy phát điện thì nên đóng các mô tơ có công suất lớn trước, nhỏ sau.
2. Lập bảng tính công suất thực kW
Thứ tự |
Loại tải |
Công suất (kW) |
Hệ số sử dụng trong ngày (%) |
Công suất bình quân trong ngày (kW) |
Điện năng tiêu thụ trong ngày (kWh) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
Mô tơ |
10 |
80 |
8 |
192 |
2 |
Mô tơ |
50 |
60 |
30 |
720 |
3 |
Đèn |
20 |
100 |
20 |
480 |
4 |
Điện trở |
15 |
80 |
12 |
288 |
.... |
.... |
.... |
.... |
.... |
.... |
6 |
Khác |
30 |
40 |
12 |
288 |
Nếu không có số liệu về hệ số sử dụng, có thể tính bình quân công suất trong ngày từ số liệu điện năng tiêu thụ trong ngày.Theo bảng tính ta có:
+ Công suất thực, tổng cộng: 125 kW
+ Công suất thực bình quân trong ngày: 82 kW
+ Công suất thực lớn nhất: 82/0.6 = 136 kW (hoặc chính là công suất thực tổng cộng nếu giá trị này nhỏ hơn).
3. Chọn công suất máy phát điện
+ Từ kết quả chọn công suất biểu kiến và công suất thực ta chọn được công suất máy phát điện là 230 kVA/ 185 kW
+ Nếu máy phát điện chạy ở chế độ dự phòng mất điện lưới với thời gian chạy không quá 1h trong 12h thì chọn máy phát điện với công suất trên là công suất dự phòng (Stand-by Power)
+ Nếu máy phát điện chạy ở chế độ liên tục thay điện lưới với thời gian sử dụng lớn hơn 1h trong 12h thì chọn máy phát điện với công suất trên là công suất liên tục (Prime Power).
+ Nếu máy phát điện chạy ở nguồn chính (không có điện lưới) thì chọn máy phát điện với công suất trên là công suất liên tục nguồn chính (Continuous Power).
+ Thông thường công suất ở chế độ nguồn chính không được cho trên catalog máy phát điện thương mại.
*LƯU Ý:
Khí chọn lựa máy phát điện cần một số lưu ý như sau:
+ Số thiết bị tải sẽ tăng trong tương lai gần nên cần dự trù công suất cho các thiết bị tải tăng này.
+ Dòng khởi động của các thiết bị có dòng khởi động lớn như mô tơ, máy nén… ở nhà máy nước, nhà máy gỗ…
+ Công suất tải thay đổi liên tục.
+ Các loại tải hay sinh ra công suất ngược như cần trục, mô tơ công suất lớn, thang máy…
+ Khi chọn máy nên căn cứ theo công suất liên tục của máy vì công suất dự phòng là công suất chỉ chạy được 1h trên mỗi 12h chạy máy.